Ký thuật Sự_phục_sinh_của_Giêsu

Tân Ước

Mặc dù diễn biến khi Giê-su phục sinh không được ký thuật trong Kinh Thánh), nhiều họa sĩ miêu tả quang cảnh này, như họa phẩm của Matthias GrünewaldSự phục sinh của Giêsu, tranh sơn dầu trên vải của Pietro Novelli đầu thế kỷ 17

Những ký thuật về sự phục sinh của Giê-su được tìm thấy trong những chương cuối của các sách Phúc âm: Matthew 28, Mark 16, Luca 23, 24 và Giăng 21.

Các sách Phúc âm này đều ký thuật rằng Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá vào ba giờ chiều ngày Lễ Vượt Qua, nhằm ngày Nissan 14 lịch Do Thái - nay thường được gọi là Lễ Thương Khó (Tin Lành) hoặc Thứ Sáu Tuần Thánh (Công giáo) - thi hài của ngài được bọc trong vải liệm trắng rồi mai táng trong ngôi mộ mớiJoseph người Arimathea đã cho đục trong đá cho ông.[4] Sau thứ Bảy (Sabbath - ngày nghỉ của người Do Thái), vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần lễ (Chúa nhật), vài người phụ nữ là môn đồ của Giêsu trở lại ngôi mộ để hoàn tất nghi thức an táng. Khi đến nơi, họ nhận thấy ngôi mộ trống không, sau đó họ trở lại với sự tháp tùng của vài môn đồ nam giới.

Theo Xuất Ê-díp-tô Ký 12, ngay sau Lễ Vượt Qua là 7 ngày của lễ Bánh Không Men và ngày thứ nhất và thứ bảy của kỳ lễ này cũng được gọi là Ngày Sa-bát. Vì thế, ngày Giê-su chết không hẳn rơi vào ngày thứ sáu.

Về sau, Giêsu xuất hiện nhiều lần để gặp gỡ các môn đồ, đáng chú ý nhất là khi ngài đến với họ tại phòng cao, ở đó Thomas không chịu tin ngài cho đến khi Giêsu bảo ông chạm vào dấu đinh trên tay và dấu đâm trên hông của ngài (Giăng 20:24-29). Giêsu cũng đến cùng hai môn đồ đang khi họ trên đường đến thành Em-mau, bàn tán với nhau về nỗi thất vọng vì đấng Messiah nay đã bị giết bởi tay loài người, trước khi họ nhận ra ngài (Luca 24.13-32); ngài đến gặp các môn đồ bên bờ Biển Galilee để khích lệ Peter vững tâm mà giúp đỡ các môn đồ khác (John 21.1-23). Lần chót Giêsu hiện ra với các môn đồ là bốn mươi ngày sau khi sống lại, rồi ngài lên trời (Luca 24.44-49).

Cả Peter (Phêrô hoặc Phi-e-rơ)[5]Phao Lô [6] đều luận giải rằng sự kiện này là hòn đá tảng cho Cơ Đốc giáo. Sự kiện phục sinh của Giêsu đều được đề cập trong hầu hết các sách của Tân Ước.

Khi so sánh những văn kiện về sự phục sinh, một số người tìm thấy những chi tiết khác nhau và họ cho rằng không thể dung nạp chúng vào một câu chuyện đồng nhất, mặc dù John Wenham và các học giả khác giải thích rằng các chi tiết này là bổ sung cho nhau. Cũng vậy, theo quan điểm của nhiều tín hữu Cơ Đốc, không có gì khó hiểu khi nhiều người cùng chứng kiến một sự kiện, họ sẽ thuật lại sự kiện ấy với những chi tiết khác nhau vì nhìn từ những góc độ khác nhau.Và tất cả những điều đó chỉ là sự hư cấu do người La Mã dựng lên để mị dân hòng sử dụng tôn giáo để dễ bề sai khiến.

Những ký thuật Cơ Đốc khác

Sớm có một số văn kiện khác ngoài Tân Ước được tìm thấy trong các trước tác của Ignatius (50-115), Polycarp (69-155), Justin Martyr (100-165), Tertullian (160-220), và trong thư tín đầu tiên của Clement.

Nhiều đoạn Ignatius đề cập đến sự kiện phục sinh nay không còn, nhưng hai bài tranh luận dài của ông được tìm thấy trong Thư gởi người Trallian,

Vì vậy, đừng nghe bất cứ ai nói điều gì khác về Giêsu Cơ Đốc, ngài là hậu duệ của vua David, là con của Mary; ngài thật sự được sinh ra, ăn và uống. Ngài thật bị bách hại bởi Pontius Pilate; Ngài thật bị đóng đinh và chết, với sự chứng kiến của các thực thể trên trời, dưới đất và bên dưới đất. Ngài thật sự phục sinh từ kẻ chết, Cha ngài đã khiến ngài sống lại, như cách mà Cha ngài sẽ phục sinh những người tin ngài qua Giêsu Cơ Đốc, phân rẽ họ khỏi những người không có sự sống thật.

và trong Thư gởi người Smyrna,

Ngài chịu đựng tất cả điều này vì cớ chúng ta, để chúng ta được cứu rỗi. Ngài thật sự chịu đau đớn, ngay cả khi ngài đã sống lại; không phải như những kẻ chẳng tin nói rằng ngài chỉ giả vờ mà thôi.

Tất cả các bản tín điều quan trọng đều đề cập đến sự phục sinh, Tín điều Nicea (năm 325) xác định rõ ràng rằng "Đến ngày thứ ba ngài sống lại".

Những ký thuật ngoài Cơ Đốc giáo

Flavius Josephus (c.37 – c.100), một công dân La Mã gốc Do Thái, dưới sự bảo trợ của Flavians, viết quyển Antiquitates Judaicae (Cổ sử Do Thái) khoảng năm 93. Trong tác phẩm này có một đoạn gọi là Testimonium Flavianum đề cập đến sự chết và phục sinh của Giê-su: "Khi Pilate, theo cáo buộc của những người lãnh đạo chúng ta, kết án [Giê-su] đóng đinh trên thập tự giá, những kẻ yêu thương người ấy không chịu từ bỏ người, vì người hiện ra cùng họ trong ngày thứ ba, sống lại, như các tiên tri đã báo trước, cùng với nhiều điều kỳ lạ liên quan đến người."[7] Nhiều học giả cho rằng Testimonium Flavianum chỉ là phần thêm vào, song cũng có các học giả khác tin vào tính chính xác của văn bản.[8]

Tacitus, một sử gia La Mã, nhắc đến sự hiện hữu của "Christus", bị xử tử bởi Pontius Pilate, nhưng không đề cập đến sự phục sinh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự_phục_sinh_của_Giêsu http://www.apologetics.com/default.jsp?bodycontent... http://www.biblegateway.com/passage/?search=1Cor+1... http://www.biblegateway.com/passage/?search=1Cor+6... http://www.biblegateway.com/passage/?search=1Pet+1... http://www.biblegateway.com/passage/?search=1Pet+1... http://www.biblegateway.com/passage/?search=1Thess... http://www.biblegateway.com/passage/?search=2Cor+4... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Acts+1... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Acts+1... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Acts+1...